Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà có diện tích 70.038 hec-ta, nằm ở trung tâm cao nguyên Langbiang ở phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, được thành lập theo Quyết định số 1240/QĐ-TTg ngày 19/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà là vùng lõi của Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới Langbiang được UNESCO công nhận năm 2015. Tại hội nghị Bộ trưởng môi trường các nước ASEAN Năm 2018, Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà được chính thức công nhận là Vườn di sản ASEAN. Giá trị cốt lõi của Vườn Quốc gia BidoupNúi Bà được cộng đồng thế giới công nhận là đại diện đa dạng các hệ sinh thái của những khu vực địa lý sinh vật chính mang ý nghĩa toàn cầu.
Khu vực Bidoup-Núi Bà được đánh giá là một trong 4 trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam, là 1 trong 221 trung tâm chim đặc hữu của thế giới, và là khu vực ưu tiên số 1 trong chương trình bảo tồn các dãy núi chính Nam Trường Sơn (khu vực SA3)… Chỉ tính riêng khu hệ thực vật có mạch hiện đã ghi nhận 2.089 loài trên tổng số khoảng 13.000 loài của khu hệ thực vật Việt Nam thuộc 829 chi, 186 họ khác nhau. Trong đó có 74 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007 và 35 loài có tên trong Danh lục đỏ của IUCN 2021 (Chỉ tính từ Sắp nguy cấp - VU trở lên).
Bidoup-Núi Bà là Vương quốc các loài Lan, có 317 loài Lan thuộc 85 chi trên tổng số khoảng 1.250 loài lan của Việt Nam đã được ghi nhận tại khu vực này. VQG Bidoup-Núi Bà còn là khu địa lý của các loài cây lá kim với 13 loài thuộc 10 chi và 05 họ trong tổng số 33 loài cây lá kim của Việt Nam. Trong đó có những loài mang tính đặc hữu hẹp như Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii), Tuế lá xẻ (Cycas michotzii Dyer), Sồi ba cạnh (Trigonobalanus verticillata) một loài cổ sinh vật còn sót lại từ thời tiền sử chỉ phát hiện được ở Indonesia, Malaysia và gần đây nhất là ở Việt Nam.
Trên đường lên hướng Cổng Trời hoặc khu vực núi Hòn Giao ở độ cao khoảng 1.460m - 2.000m là sinh cảnh của loài cây nổi tiếng - biểu tượng của Bidoup - Núi Bà - Cây Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii) trên thế giới chỉ có độc nhất ở Việt Nam và có phân bố hẹp ở VQG Bidoup - Núi Bà và vùng phụ cận.
VQG Bidoup-Núi Bà có diện tích rừng Thông ba lá (Pinus kesiya) lớn19.645,16 ha, chiếm 30,36% tổng diện tích của Vườn. Đặc điểm của kiểu rừng này chủ yếu là thông ba lá đơn tầng, thưa, xen lẫn với một số loài cây họ chè (Theaceae) và họ dẻ (Fagaceae) mọc ở dưới tầng tán chính chiều cao trung bình dưới 4m và đường kính trung bình dưới 15 cm và có khả năng chịu lửa tốt như một số loài Mạ sưa đen (Helicia niligirica), Ỏng ảnh vàng (Lyonia ovalifolia), Dẻ (Quercus lanata)… Có nhiều nơi dưới tầng tán xuất hiện Dương xỉ thân gỗ (Cyathea spp.) được coi là hóa thạch sống về thực vật cổ sinh.
400 Loài rêu đã được tìm thấy ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà. 325 loài lan thuộc 86 chi VQG Biduop-Núi Bà hiện đã ghi nhận được. Hoàng thảo Langbiang (Dendrobium langbianense), Dáng hương hồng nhạn (Aerides rubescens), Môi cứng Đà lạt (Stereochilus dalatensis), Vanda bidoup (Vanda bidupensis).
Họ lớn nhất Hesperiidae - Bướm nhảy thuộc bộ Cánh Vảy Lepidoptera (có 250 loài), trong 5 khu vực được nghiên cứu ở cao nguyên Đà Lạt và phụ cận, đã ghi nhận được 400 loài thuộc 8 họ của tổng họ Papilionoidea - Liên họ Bướm Phượng thuộc bộ cánh Vảy, chiếm gần một nửa tổng số loài trong đơn vị phân loại đã được mô tả trên lãnh thổ Việt Nam (829 loài).
03 vùng chim quan trọng (IBA) là: Bidoup (VN036), Langbiang (VN 037) và Cổng trời (VN 056).Sẻ thông họng vàng (Chloris mongiulloti) là loài chim đặc hữu của cao
nguyên Đà Lạt. Chim Mỏ chéo (Loxia curvirostra meridionalis). Đất nước Việt Nam có tổng cộng hơn 900 loài chim thì tại VQG này đã ghi nhận sự hiện diện của 306 loài thuộc 15 bộ và 54 họ, trong đó, số loài và loài phụ đặc hữu là 14 loài.
Khu hệ thú của VQG Bidoup-Núi Bà đã ghi nhận được 131 loài thuộc 12 Bộ và 29 họ. VQG Bidoup-Núi Bà với hơn 70 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ thế giới IUCN và trong danh lục các loài động vật thuộc công ước CITES. Điểm đặc biệt của khu hệ thú VQG Bidoup-Núi Bà, đó là các loài thú lớn móng guốc hiện diện tương đối đầy đủ: Bò tót (Bos gaurus), Trâu rừng (Bubalus arnee), Sơn dương (Naemorhedus sumatraensis), Mang lớn (Muntiacus vuquangensis)… Các loài linh trưởng cũng khá phong phú với 9 loài đều có tên trong danh lục đỏ cần được bảo vệ. Thỏ vằn trường sơn Nesolagus timminsi, Loài này thường sống ở các khu rừng kín thường xanh còn khá nguyên sinh từ Nghệ An, Hà Tĩnh trở vào đến Quảng Bình. Ghi nhận gần đây về loài này là ghi nhận xa nhất về phía Nam của dãy Trường Sơn. Mang lớn Muntiacus vuquangensis, Một loài thú móng guốc chỉ có thể được tìm thấy ở dãy Trường Sơn và được xếp vào nhóm cực kỳ nguy cấp (CR) trong danh lục đỏ của IUCN Gấu chó Helarctos malayanus.Gấu chó trong tự nhiên được chụp cách đây gần 20 năm ở VQG Cát Tiên. Năm 2020 hình gấu chó trong tự nhiên đã được chụp bằng bẫy ảnh tại Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà. Khu vực thung lũng núi Gia Rích Ếch cây ma cà rồng (Rhacophorus vampyrus) đứng top đầu trong danh sách những loài ếch kỳ quái nhất thế giới. Loài này chỉ ghi nhận duy nhất tại VQG Bidoup-Núi Bà.
Khu hệ Lưỡng cư VQG Bidoup-Núi Bà gồm 78 loài thuộc 2 bộ. Trong đó Không chân (Gymnophiona). 77 loài thuộc bộ Không đuôi (Anura) gồm 6 họ. Trong 6 họ của bộ Không đuôi, Họ Ếch cây (Rhacophoridae) chiếm số lượng lớn nhất với 19 loài. Tiếp theo là họ Nhái bầu (Microhylidae) với 16 loài, họ Ếch nhái (Ranidae) với 15 loài và họ Cóc Bùn (Megophryidae) với 13 loài. Họ Ếch nhái chính thức (Dicroglossidae) có 11 loài chia thành 2 họ phụ là họ phụ (Dicroglossinae) 8 loài và họ phụ (Occidozyginae) 3 loài. Họ Cóc (Bufonidae) có 3 loài và là họ có số loài ít nhất trong bộ Không đuôi. Không chân (Gymnophiona) chỉ có 1 họ Ếch giun (Ichthyophiidae) với 1 loài duy nhất là loài Ếch giun (Ichthyophis bannanicus).